SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MOTOR GIẢM TỐC TẢI NẶNG

VÀ MOTOR GIẢM TỐC TẢI TRUNG

Motor giảm tốc thường được chia thành 3 dòng chính là motor giảm tốc tải nhẹ, tải trung và tải nặng. Những motor giảm tốc tải nhẹ thường là dạng giảm tốc mini rất dễ phân biệt. Vậy motor giảm tốc tải trung và tải nặng có gì khác biệt? Bạn có thể tham khảo 3 sự khác biệt cơ bản dưới đây nhé

1. VỀ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI

Để có thể chịu được tải trọng nhiều tấn, motor giảm tốc tải nặng được thiết kế với bánh răng xoắn ốc có độ dày làm tăng diện tích tiếp xúc giữa các bánh răng, cung cấp mo-men lực lớn hơn so với tải trung.

Vì vậy mà nếu xét về khả năng chịu tải thì có thể thấy motor giảm tốc tải nặng có khả năng chịu tải, chịu lực cao hơn so với motor giảm tốc tải trung.

2. VỀ CẤU TRÚC BÁNH RĂNG

Motor giảm tốc tải nặng và tải trung có sự khác biệt lớn nhất ở cấu trúc bánh răng. Để đáp ứng yêu cầu về công suất và tải trọng cao trong môi trường hoạt động, motor giảm tốc tải nặng yêu cầu một kết cấu phức tạp và tiên tiến hơn. Đặc biệt, bánh răng của nó được làm từ thép 20CrMnTi+ và trải qua quá trình xử lý nhiệt để tăng cường độ cứng và khả năng chống mài mòn. Điều này giúp bánh răng thép có thể hoạt động ổn định dưới tải trọng cao.


 

3. VỀ KÍCH THƯỚC VÀ KIỂU DÁNG

Do kết cấu bánh răng bên trong dày và nhiều chi tiết hơn nên motor giảm tốc tải nặng sẽ có kích thước lớn hơn, cùng với đó về kiểu dáng hộp giảm tốc cũng sẽ có phần góc cạnh và mạnh mẽ hơn so với motor giảm tốc tải trung. Dĩ nhiên rằng, còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng trong hệ thống máy móc và không gian lắp đặt để có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp.

Bạn cần tìm hiểu thêm về các công suất và báo giá motor giảm tốc tải trung và tải nặng trên hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline hoặc Email để được phản hồi nhanh nhất.

>>> Tìm hiểu thêm về motor giảm tốc tải trung

>>> Tìm hiểu thêm về motor giảm tốc tải nặng

 

Xem thêm video : So sánh motor giảm tốc tải nặng R và giảm tốc tải trung GH