ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CƠ CẤU TRUYỀN PULLEY ĐAI - BỘ TRUYỀN ĐỘNG DÂY ĐAI

Cơ cấu truyền Pulley đai hay còn gọi cơ cấu Puly đai trong tiếng việt, là cơ cấu truyền momen lực chuyển động giúp máy móc vận hành. Vậy cơ cấu truyền Pulley đai cấu tạo ra sao, có những ưu điểm và nhược điểm gì? Hãy cùng Đại Kinh Bắc tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.

Pulley đai gồm bộ truyền động bao gồm pulley và đai hay còn gọi là dây cu-roa. Ngày nay, đa số các máy móc công nghiệp đều sử dụng thiết bị truyền động như bánh răng, nhông xích hay pulley đai. Trong đó, pulley đai vẫn được ứng dụng rất phổ biến vì chúng không chỉ có khả năng truyền động hiệu quả mà còn có thể liên kết các máy móc trong hệ thống máy dựa trên liên kết các trục

1. Cấu tạo cơ cấu truyền Puley đai

Bao gồm hai hoặc nhiều pulley (ròng rọc) là thiết bị có dạng đĩa tròn với phần rìa được chia hoặc không chia thành rãnh để đặt dây đai, dây đai quấn căng quanh các pulley được nối với các trục dẫn động và làm nhiệm vụ dẫn động. 

Cơ cấu truyền Pulley có tính linh hoạt nên có thể thiết kế các pulley quay theo các mặt phẳng khác nhau và quay hướng ngược nhau.

Hình ảnh cơ cấu truyền động pulley đai:

cấu tạo cơ cấu truyền động pulley đai

thực tế cơ cấu truyền động pulley đai

Trong đó pulley có khá nhiều loại như:

+  Pulley dây đai thang

+  Pulley măng song

+  Pulley côn

+  Pulley ghép

+  Pulley đai dẹt

+  Pulley đai răng

2. Ưu điểm của cơ cấu truyền Pulley đai

-  Pulley đai có tính đàn hồi, kết cấu rất đơn giản, dễ chế tạo, ít tón kém nên giá thành thấp hơn.

-  Cơ cấu truyền Pulley đai làm việc êm, ít tiếng ồn, nhờ sự dẻo dai nên có khả năng chịu sốc, hấp thụ sốc tốt.

-  Cơ cấu không cần bôi trơn, chi phí hao tổn do bảo dưỡng ít hơn.

-  Cơ cấu Pulley đai có khả năng truyền động giữa 2 trục cách xa nhau dễ dàng nhưng kích thước bộ truyền lại không lớn, tiết kiệm không gian và chi phí.

-  Đảm bảo an toàn cho động cơ khi gập sự cố quá tải

3. Nhược điểm của cơ cấu truyền Pulley đai

-  Truyền động có ma sát trượt gây nên sự giãn nở của dây đai, vì vậy tỉ số truyền và số vòng quay không ổn định dẫn đến khả năng tải không cao. Sự thay đổi về tải trọng hay lực căng có thể gây trượt dây đai.

-  Tuổi thọ, độ bền của pulley đai tương đối thấp nhất là khi làm việc với vận tốc cao trong trong thời gian dài.

-  Không thể làm việc trong điểu kiện ẩm ướt, khác nghiệt vì nhạy cảm với nhiệt độ và độ ẩm có thể làm giảm ma sát trượt.

-  Không thể sửa chữa các đai vòng lặp vô tận khi bị hư hỏng và bắt buộc phải thay thế.

-  Lực tác động lên các trục và ổ trục rất lớn do lực căng cần thiết của dây đai, có thể lên đến gấp 2 đến 3 lần so với các bộ truyền khác.

-  Kích thước bộ truyền Pulley đai lớn hơn các bộ truyền khác cùng tải như nhau.