Nhông đơn, nhông đôi và nhông ba đều được phân loại dựa trên số dãy răng của chúng. Tuy nhiên đối với nhông đôi có nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là nhông đôi có cùi trục và nhông đôi không cùi trục. Nhìn chung thì giữa chúng khá tương đồng về thiết kế 2 dãy răng, nhưng mỗi loại đều có những điểm khác biệt về cấu tạo và ứng dụng.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của 2 loại nhông đôi này trong bài viết dưới đây.

 

 

1. Nhông đôi có cùi trục

???? Cấu tạo: Đây là loại nhông được thiết kế với 2 rãnh răng và một phần cùi trục nhô ra.

???? Đặc điểm: Thông thường, đối với nhông dạng này sẽ được kết hợp cùng xích đôi tạo nên bộ truyền động có khả năng chịu tải cao, giảm thiểu tình trạng mài mòn.

???? Ứng dụng: Loại nhông này thường được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống truyền động yêu cầu độ bền kéo và lực tải mạnh mẽ như trong máy móc công nghiệp nặng hoặc ứng dụng đòi hỏi độ chính xác cao.

 

 

2. Nhông đôi không cùi trục: (còn gọi là nhông SD)

???? Cấu tạo: Thiết kế của nhông gồm 2 rãnh răng và không có phần cùi trục.

???? Đặc điểm: Chúng thường được kết hợp cùng xích đơn tạo nên bộ truyền động đặc biệt có độ bền kéo và khả năng chịu lực vượt trội.

???? Ứng dụng: Nhờ vào cấu trúc riêng biệt, chúng thường được ứng dụng trong các hệ thống truyền động đặc biệt, yêu cầu tải trọng lớn và hiệu suất cao như băng tải rulo, máy cán tôn,...

 

 

Sự đa dạng của nhông đôi, từ loại có cùi trục đến không cùi trục, mang đến cho bạn nhiều sự lựa chọn trong việc thiết kế hệ thống truyền động phù hợp. Việc hiểu rõ đặc trưng và ứng dụng của từng loại nhông là rất cần thiết để đảm bảo hiệu quả sản xuất trong quá trình sử dụng.