Bạn muốn mua động cơ điện tích hợp với ứng dụng của bạn để hệ thống máy làm việc đúng kĩ thuật, kinh tế và an toàn, bạn cần chọn đúng động cơ điện. Nhưng bạn chưa biết phải chọn động cơ như thế nào, các sai lầm hay mắc phải khi chọn động cơ điện để tránh đi. Bạn đã từng chọn sai động cơ điện và không thể lắp ráp vào máy móc, cần đổi lại mà không biết tại sao động cơ điện này không thể lắp vào được, sai lầm ở đâu? Trước hết bạn cần xem xét đúng các yêu cầu của động cơ điện về công suất, tốc độ, điện áp, kiểu lắp và cả tiêu chuẩn của động cơ (IE1, IE2, IE3). Nếu bạn chọn sai động cơ sẽ rất mất thời gian để lắp rắp lại, đổi động cơ điện khác, dừng lại công việc giữa chừng và đôi khi bạn không biết bạn chọn sai, bạn sử dụng và bị cháy và hư hỏng cả động cơ, điều đó rất nguy hiểm và lãng phí tiền bạc. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn chỉ ra 5 sai lầm thường gặp khi chọn mua động cơ điện, bạn có thể tham khảo và xem xét để tránh mắc các sai lầm này.
1. Chọn sai công suất
Khi bạn chọn đúng công suất động cơ, máy móc sẽ làm việc đúng với hiệu suất và hạn chế chi phí sữa chữa. Công suất phổ biến của động cơ điện từ 0.18kW đến 315kW. Khi bạn chọn sai công suất như công suất thấp hơn mức công suất cần có sẽ gây ra tình trạng thiếu tải, gây cháy hỏng động cơ, bạn bắt buộc phải dừng lại công việc đang làm và mang đi sửa chữa hoặc phải mua động cơ điện mới. Điều đó rất tốn thời gian, tiền bạc của bạn và nếu bạn đang có đơn hàng gấp thì đó là một tổn thất và gây mất niềm tin đối với khách hàng. Nếu bạn chọn động cơ điện có công suất cao hơn sẽ gây dư tải, tốn chi phí điện năng, hãy thử tượng tưởng mỗi động cơ dư 10w, một ngày sẽ là 240w và nhân lên với số ngày, số động cơ sẽ còn là con số điện năng tiêu thụ lãng phí sẽ lớn như thế nào. Vì vậy bạn cần tìm hiểu và chọn chính xác công suất cho động cơ.
2. Chọn sai tốc độ
Yếu tố tốc độ này rất quan trọng để đảm bảo dây truyền làm việc của bạn được diễn ra trơn tru theo kế hoạch. Dù tốc độ nhanh hay chậm đều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của máy móc và không thể tích hợp được với ứng dụng của bạn, bắt buộc bạn phải chọn một động cơ điện khác với tốc độ phù hợp hơn. Tốc độ quay của động cơ điện phụ thuộc vào số cực (pole) : 2P, 4P, 6P, 8P,… tương đương với tốc độ lí thuyết là 3000 vòng/phút, 1500 vòng/phút, 1000 vòng/phút, 750 vòng/phút ,cực càng cao thì tốc độ càng thấp, và cùng số cực công suất càng lớn thì tốc độ càng cao.
3. Chọn sai điện áp
Bạn chọn động cơ sai điện áp có hai trường hợp : sai số pha và đúng số pha sai số vôn, hậu quả là bạn không thể sử dụng động cơ đó và phải thay đổi hoặc cháy động cơ và mua mới. Vì vậy, trước khi chọn mua động cơ điện bạn cần xác định rõ nguồn điện cung cấp của mình là 1 pha hay 3 pha, 110v, 220v hay 380v. Ví dụ ứng dụng bạn cần động cơ 1 pha nhưng lại chọn nhầm động cơ 3 pha thì động cơ đó không sử dụng được và bạn có thể đi đổi động cơ tại nơi mua. Nhưng khi bạn cần động cơ 3 pha 380v bạn lại chọn động cơ 3 pha 220v, có thể động cơ chạy được tối đa vài giờ và báo cháy hỏng động cơ, rất nguy hiểm, bạn phải bỏ luôn động cơ đó, mua mới động cơ lắp thay thế điều đó rất tốn chi phí.
4. Chọn sai kiểu lắp
Sự đồng bộ, độ phù hợp về kiểu lắp của động cơ điện rất quan trọng, chọn kiểu lắp còn phụ thuộc vào người thiết kế về chọn lựa động cơ và các bộ phận khác lắp cùng động cơ điện, động cơ điện được lắp ở đâu, nằm ngang hay dọc và không gian để lắp động cơ điện. Sự đồng bộ và kết nối thích hợp giữa các bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm việc, hiệu suất, sự chuyển đổi hoạt động đều đặn giữa các bộ phận máy. Khi bạn chọn sai kiểu lắp của động cơ, hậu quả một là phải gia công lại phần cơ khí, hai là không dùng được, bắt buộc bạn phải đổi mới động cơ rất mất thời gian, chậm trễ tiến độ công việc.
5. Chọn sai tiêu chuẩn
Đối với các doanh nghiệp việc tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường rất được quan tâm khi thiết kế và lựa chọn động cơ điện cho dây chuyền sản xuất nhà máy. Vì số lượng máy rất nhiều nên việc tiết kiệm chi phí lại càng quan trọng, con số tiết kiệm được rất lớn ngoài ra động cơ tiêu chuẩn cao sẽ tăng năng suất hoạt động hơn. Được mọi người biết đến chính là tiêu chuẩn về hiệu suất IE, về mức độ chuyển hóa điện năng thành cơ năng cho động cơ điện không đồng bộ 3 pha. Hiện nay trên thế giới các nhà máy hầu hết đều sử dụng động cơ điện tiêu chuẩn IE2, IE3 trong khi đó tại Việt Nam, hầu hết các nhà máy sử dụng động cơ điện mức tiêu chuẩn về hiệu suất chỉ đạt mức IE1 rất thấp tiêu tốn nhiều điện năng.
Ngoài tiêu chuẩn IE về hiệu suất thì bạn cũng phải chú ý đến tiêu chuẩn IP: cấp độ bảo vệ động cơ với bên ngoài như bụi và nước. Nếu máy móc của bạn làm việc ngoài trời, động cơ sẽ không tránh khỏi mưa nắng, việc chọn tiêu chuẩn IP thấp làm giảm sự bảo vệ, tuổi thọ động cơ và gây cháy hỏng động cơ. Ngoài ra đối với động cơ đặc biệt như động cơ điện phòng nổ thì yêu cầu về tiêu chuẩn IP phải chính xác.
Động cơ điện là một bộ phận quan trọng trong việc cấu thành máy móc, qua bài viết này bạn sẽ hiểu biết hơn về các sai lầm khi chọn động cơ điện để tránh khỏi và hữu ích cho bạn. Ngoài ra khi mua động cơ bạn cũng sẽ được nhân viên nhiều kinh nghiệm tư vấn thật kĩ, xem catalog trước khi lựa chọn và giúp bạn chọn được động cơ điện ưng ý, thích hợp nhất với ứng dụng.
Để tìm hiểu kĩ hơn và thực tế các lỗi khi chọn động cơ điện bạn có thể xem thêm tại video này: