Bạn biết cách đọc thông số trên tem động cơ hay chưa?

Động cơ điện hay bất kì một thiết bị điện nào thường sẽ đính kèm theo tem thông số dạng cố định hoặc dạng thẻ treo. Mỗi một nhà sản xuất có những mã quản lí riêng, các thông số trên tem khác nhau cho động cơ của họ, bạn thường sử dụng động cơ điện sẽ gặp các tiêu chuẩn, thông số trên catalog hay trên tem động cơ và những thông số đó nói lên điều gì, có ý  nghĩa gì? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách đọc thông số trên tem ( nameplate) động cơ điện BGM trong bài viết dưới đây, các thông số này là những thông số cơ bản thường có trên tem của động cơ điện, để tìm hiểu về tem động cơ các thương hiệu khác bạn có thể tìm kiếm trên google.

CÁC KÝ HIỆU TRÊN TEM ĐỘNG CƠ ĐIỆN BGM và Ý NGHĨA

( các thông số được liệt kê từ trên xuống dưới và từ trái qua phải )

- Trên tem động cơ thường sẽ luôn có tên Thương hiệu động cơ : BGM đặt tại góc trái trên cùng của tem động cơ điện.

tem

- IE2 : tiêu chuẩn tiết kiệm điện năng ( đọc thêm về các tiêu chuẩn IE tại đây)

- 1 Phase/ Three (3) Phase: là điện áp sử dụng của động cơ là 1 pha hay 3 pha

- Model : mã quản lý tùy vào cách đặt của nhà sản xuất, dựa vào đây họ có thể quản lí sản phẩm dễ dàng hơn, biết được dòng sản phẩm, một số thông số kĩ thuật dựa vào mã model này.

- IM : kiểu lắp của động cơ điện .Có 4 kiểu lắp phổ biến : chân đế (B5), mặt bích (B5), mặt bích nhỏ (B14), vừa bích vừa đế (B35). 

- Pole (kí hiệu P): sô cực của động cơ điện, một số thương hiệu sẽ không để số cực mà chỉ để tốc độ, chúng ta cũng có thể dựa vào tốc độ để biết sô cực của động cơ. Phổ biến là 2P, 4P, 6P,8P

- V/VOLS: là điện áp sử dụng: 220v hay 380v hay 415v hoặc 660v. mF/V~: Với động cơ 1 pha (220V) mF/Vlà giá trị điện dung của tụ điện/ điện áp xoay chiều cho phép lớn nhất để tụ điện làm việc được ở chế độ dài hạn mà không bị hỏng (bục).

- Hz: là tần số điện lưới xoay chiều, thường là 50Hz

- KW/ HP: là Công suất  của động cơ điện

 + Công suất : 0.75 kW = 750 W, 1 HP =1hp (ngựa)  (HP viết tắt cho từ Horse Power – sức ngựa/ mã lực)

 + Trong công nghiệp hàng ngày chúng ta tạm quy ước: 1HP = 0.75 kW (đây chỉ là giá trị tương đối)

- RPM r/min– (Round Per Minute): là số vòng quay trên 1 phút – tốc độ động cơ điện

+ Động cơ điện được chia ra các loại tốc độ dựa trên số cặp cực của động cơ như sau 

- 2 Cực (2P) : tốc độ động cơ dao động  trong khoảng: 2700-3000 vòng/phút 

- 4 Cực (4P): tốc độ động cơ dao động  trong khoảng:  1300-1500…vòng/phút 

- 6 Cực (6P): tốc độ động cơ dao động  trong khoảng:  840-1000…vòng/phút 

- 8 Cực (8P): tốc độ động cơ dao động  trong khoảng:  650-740… vòng/phút 

+Cực motor: 2,4,6,8: Số cặp cực càng cao thì tốc độ máy càng thấp hơn, khi chế tạo phải dùng nhiều tôn hơn.

- AMP (A) : là dòng điện xoay chiều của điện áp…

- INS.CL / CLASS (insulating class): Cấp chịu nhiệt .Có  7 cấp chịu nhiệt : Y, A, E, B, F, H, C tương ứng với nhiệt độ cho phép là 90oC, 105oC, 120oC, 130oC, 155oC, 180oC, >180oC.

- COS  hay COS ᵠ :chỉ số hiệu suất của động cơ, 0.82=82%, chỉ số động cơ càng gần một thì hiệu suất càng cao, động cơ điện hoạt động càng hiệu quả hơn.

- BRG : Bearing : mã của vòng bi, mỗi nhà sản xuất vòng bi có mã khác nhau.

- IM : kiểu lắp của động cơ điện

Có 4 kiểu lắp phổ biến : chân đế (B5), mặt bích (B5 )

- SER : seri mã quản lí động cơ điện. 

- IP – Ingress of protection: là cấp bảo vệ động cơ, chỉ số chống nước, chống bụi, chỉ số cao nhất là IP68 (Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về chỉ số này tại đây)

- Cân nặng của động cơ, đơn vị KG (kilogram)

Qua bài viết này, bạn có thể hiểu ý nghĩa các thông số trên tem động cơ, đối với các loại động cơ điện nhập khẩu thì trên tem hầu hết bằng tiếng anh, và các kí hiệu thông số là qui định chung cho các thiết bị động cơ điện, nên có thể áp dụng khi xem tem các loại động cơ điện khác.

>>>Xem thêm hướng dẫn trực tiếp cách đọc tem thông số động cơ điện tại video này: